(Tanthueviet.com) – Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích: Mức phạt 2024
Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0938.123.657. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm:
Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích đất. Tuy nhiên, việc sử dụng đất không đúng mục đích lại xảy ra khá thường xuyên, trong đó có đất trồng lúa. Vậy, sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
1. Thế nào là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Nội dung bài viết
- 1 1. Thế nào là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
- 2 2. Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị phạt thế nào?
- 3 3. Có bị thu hồi đất nếu sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
- 4 1. Thế nào là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
- 5 2. Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị phạt thế nào?
- 6 3. Có bị thu hồi đất nếu sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất trồng từ 01 vụ lúa trở lên hoặc là đất sử dụng để trồng lúa kết hợp với mục đích sử dụng khác được pháp luật cho phép nhưng vẫn trồng lúa là chính.
Hiện nay, đất trồng lúa bao gồm 02 loại:
– Đất chuyên trồng lúa: Là đất trồng được ≥ 02 vụ lúa nước trong năm.
– Đất trồng lúa còn lại: Gồm đất trồng 01 vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
Như vậy, đất trồng lúa phải là đất trồng được ≥ 01 vụ lúa/năm hoặc nếu có kết hợp với mục đích sử dụng đất khác thì phải được pháp luật cho phép.
Trường hợp người sử dụng đất trồng lúa để trồng cây lâu năm, trồng rừng hay nuôi trồng thủy sản, làm muối,… mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.
2. Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị phạt thế nào?
Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2024 nêu rõ, người sử dụng đất bắt buộc phải có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử lý theo quy định.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép |
Mức phạt (triệu đồng) |
Chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp |
|
Dưới 0,5 héc ta |
02 – 03 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
03 – 05 |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta |
05 – 10 |
Từ 03 héc ta trở lên |
10 – 30 |
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã |
|
Dưới 0,01 héc ta |
20 – 30 |
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta |
30 – 50 |
Từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta |
50 – 100 |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
100 – 150 |
Từ 0,1 héc ta trở lên |
150 – 200 |
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) |
|
Dưới 0,05 héc ta |
03 – 05 |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
05 – 10 |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
10 – 20 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
20 – 50 |
Từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta |
50 – 100 |
Từ 02 héc ta trở lên |
100 – 150 |
Lưu ý:
– Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn: Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu là tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Có bị thu hồi đất nếu sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Căn cứ Điều 81 Luật Đất đai 2024, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
– Hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng/không đúng thẩm quyền.
– Đất nhận chuyển nhượng, tặng cho từ người được Nhà nước giao/cho thuê đất mà người được giao, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định.
– Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn, chiếm đất.
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
– Đất trồng cây hàng năm/để nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong 24 liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất hoặc 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
– Không đưa đất vào sử dụng/chậm tiến độ sử dụng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng/tiền thuê đất với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích có thể bị thu hồi khi:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Trên đây là giải đáp về mức phạt sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 0938.123.657 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích đất. Tuy nhiên, việc sử dụng đất không đúng mục đích lại xảy ra khá thường xuyên, trong đó có đất trồng lúa. Vậy, sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
1. Thế nào là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất trồng từ 01 vụ lúa trở lên hoặc là đất sử dụng để trồng lúa kết hợp với mục đích sử dụng khác được pháp luật cho phép nhưng vẫn trồng lúa là chính.
Hiện nay, đất trồng lúa bao gồm 02 loại:
– Đất chuyên trồng lúa: Là đất trồng được ≥ 02 vụ lúa nước trong năm.
– Đất trồng lúa còn lại: Gồm đất trồng 01 vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
Như vậy, đất trồng lúa phải là đất trồng được ≥ 01 vụ lúa/năm hoặc nếu có kết hợp với mục đích sử dụng đất khác thì phải được pháp luật cho phép.
Trường hợp người sử dụng đất trồng lúa để trồng cây lâu năm, trồng rừng hay nuôi trồng thủy sản, làm muối,… mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.
2. Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị phạt thế nào?
Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2024 nêu rõ, người sử dụng đất bắt buộc phải có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử lý theo quy định.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép |
Mức phạt (triệu đồng) |
Chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp |
|
Dưới 0,5 héc ta |
02 – 03 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
03 – 05 |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta |
05 – 10 |
Từ 03 héc ta trở lên |
10 – 30 |
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã |
|
Dưới 0,01 héc ta |
20 – 30 |
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta |
30 – 50 |
Từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta |
50 – 100 |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
100 – 150 |
Từ 0,1 héc ta trở lên |
150 – 200 |
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) |
|
Dưới 0,05 héc ta |
03 – 05 |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
05 – 10 |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
10 – 20 |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
20 – 50 |
Từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta |
50 – 100 |
Từ 02 héc ta trở lên |
100 – 150 |
Lưu ý:
– Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn: Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu là tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Có bị thu hồi đất nếu sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Căn cứ Điều 81 Luật Đất đai 2024, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
– Hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng/không đúng thẩm quyền.
– Đất nhận chuyển nhượng, tặng cho từ người được Nhà nước giao/cho thuê đất mà người được giao, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định.
– Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn, chiếm đất.
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
– Đất trồng cây hàng năm/để nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong 24 liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt.
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất hoặc 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
– Không đưa đất vào sử dụng/chậm tiến độ sử dụng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng/tiền thuê đất với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích có thể bị thu hồi khi:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Trên đây là giải đáp về mức phạt sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 0938.123.657 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luatvietnam
Có thể bạn quan tâm
5 điểm mới tại Luật Công đoàn doanh nghiệp cần chú ý
5 điểm mới tại Luật Công đoàn doanh nghiệp cần chú ý Quý khách cần
Th10
Từ ngày 01/7/2025, lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn
Từ ngày 01/7/2025, lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Quý khách cần
Th10
Thủ tục đặt cọc mua chung cư chi tiết, cụ thể
Thủ tục đặt cọc mua chung cư chi tiết, cụ thể Quý khách cần dịch
Th10