Vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần tuân thủ quy định gì?
Vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần tuân thủ quy định gì?
Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0938.123.657. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm.
Bạn có thể đăng tin rao vặt, tin pr miễn phí trên hệ thống của chúng tôi. Chấp nhận tất cả các nội dung quảng cáo ngoài trừ các nội dung như: lừa đảo, cờ bạc, mại dâm, vi phạm pháp luật, phản động sẽ không được duyệt. Bạn đăng tin trên hệ thống là chấp nhận quy định của chúng tôi và hoàn toàn chịu trách nhiệm với pháp luật về thông tin của mình đã đăng. Chúng tôi miễn nhiệm trách nhiệm các nội dung mà người dùng đăng. Sẵn sàng cung cấp thông tin có kê khai trên website cho cơ quan điều tra nếu có yêu cầu. Xin công báo!
Sàn rao vặt, guestpost đa chủ đề www.taphoathongtin.com
1. Vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần thực hiện theo quy định nào?
Tuy nhiên Nghị định 42/2020/NĐ-CP đã bị bãi bỏ và được thay thế bởi Nghị định 34/2024/NĐ-CP. Do đó, Thông tư 19/2024/TT-BCT đã sửa đổi căn cứ pháp lý tại khoản 12.1 Điều 12 QCVN 05A:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 48/2020/TT-BCT nhằm thống nhất trong các văn bản hướng dẫn của pháp luật.
Theo đó, từ ngày 15/4/2025, tổ chức, cá nhân khi thực hiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần lưu ý tuân thủ đúng quy định của Nghị định 34/2024/NĐ-CP.
2. Một số điểm mới trong quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Hoạt động vận chuyển hóa chất nguy hiểm được Chính phủ hướng dẫn và quy định cụ thể tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP. Trong đó, một số nội dung mới cần lưu ý cho cá nhân, doanh nghiệp có liên quan như sau:
2.1. Đóng gói, dán nhãn hàng hóa nguy hiểm
Các quy định về việc đóng gói, dán nhãn hàng hóa nguy hiểm có một số sự sửa đổi so với quy định cũ tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
-
Về việc hình thức và quy cách đóng gói
– Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa.
– Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu cần thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
– Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:
+ Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
+ Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
+ Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
+ Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
+ Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
+ Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;
+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.
-
Về nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
– Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Hóa chất năm 2007 và pháp luật về nhãn hàng hóa.
– Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định số 34/2024/NĐ-CP.
– Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định số 34/2024/NĐ-CP. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
2.2. Huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
-
Cách thức tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Có thể lựa chọn một trong các cách thức thực hiện huấn luyện sau đây:
(i) Tự tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
(ii) Yêu cầu đơn vị vận tải/người vận tải được thuê thực hiện tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
(iii) Cử các đối tượng cần được huấn luyện của doanh nghiệp, tổ chức tham gia khóa huấn luyện của các đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Lưu ý:
– Việc huấn luyện cần được thực hiện định kỳ 02 năm một lần;
– Hoạt động Huấn luyện an toàn có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động huấn luyện an toàn khác.
-
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn gồm:
– Người điều khiển phương tiện
– Người áp tải
– Người thủ kho
– Người xếp dỡ.
Lưu ý: Các đối tượng trên đã được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm nhưng sẽ vẫn phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây:
(i) Khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển;
(ii) Khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc;
(iii) Sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu;
(iv) Khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần được huấn luyện trước.
-
Hồ sơ và nội dung Huấn luyện an toàn
(i) Hồ sơ Huấn luyện an toàn bao gồm:
– Nội dung huấn luyện;
– Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
– Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
– Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm;
– Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm các cá nhân.
(ii) Nội dung Huấn luyện an toàn bao gồm:
– Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn;
– Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
– Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc;
– Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm;
– Các quy trình ứng phó sự cố:
Lưu ý:
+ Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa nguy hiểm.
+ Nội dung tài liệu huấn luyện phải được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định 34/2024/NĐ-CP.
-
Điều kiện của người huấn luyện
Người huấn luyện phải có đủ các điều kiện như sau:
– Có trình độ đại học trở lên;
– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn
-
Thời gian huấn luyện:
Tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
-
Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ Huấn luyện an toàn
– Kiểm tra nội dung huấn luyện: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ. Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên;
– Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, tổ chức, doanh nghiệp phải ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
2.3. Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Cá nhân, tổ chức khi có hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
-
Thẩm quyền giải quyết:
Tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện phân loại hàng hóa nguy hiểm để xác định cơ quan cấp Giấy phép tương ứng với từng loại hàng hóa, cụ thể như sau:
– Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 34/2024/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
– Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
– Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 34/2024/NĐ-CP.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
-
Hồ sơ đề nghị cấp mới bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục IV của Nghị định số 34/3034/NĐ-CP.
– Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
– Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
– Danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn;
– Phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 34/3034/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật (chỉ áp dụng đối với hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo về thực vật.
Lưu ý: Các hồ sơ tài liệu nêu trên có thể nộp cho Cơ quan nhà nước dưới dạng bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính.
-
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép
Bước 1: Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Bước 2: Cơ quan giải quyết thủ tục kiểm tra thành phần hồ sơ, xét tính đầy đủ
– Nếu nộp trực tiếp: kiểm tra thành phần và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. Trường hợp có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện.
– Nếu nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: thời hạn xem xét tính đầy đủ của hồ sơ không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định và Cấp Giấy phép
– Thời hạn cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép sẽ trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Kể từ thời điểm Nghị định số 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, trên Giấy phép sẽ phải có mã nhận diện QR do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
– Thời hạn Giấy phép: Giấy phép sẽ có hiệu lực trên toàn quốc và vẫn giữ hiệu lực là tối đa không quá 24 tháng.
Trên đây là các quy định mới nhất về vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Nếu bạn cần đóng góp nội dung cho bài viết này xin gửi email về cho chúng tôi qua email tranvuong.vachngan@gmail.com. Hãy đóng góp cho cộng đồng kiến thức hữu ích, cộng đồng sẽ yêu thương và mua lại sản phẩm dịch vụ của bạn!
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luatvietnam