Trường hợp nào không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa?
(Tanthueviet.com) – Trường hợp nào không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa?
Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0938.123.657. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm:
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, có 02 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa người dân cần lưu ý.
Sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa là việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thì bên chuyển nhượng (bên bán) phải có đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho. Đồng thời, bên nhận chuyển nhượng cũng phải thuộc trường hợp được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, có 02 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa:
Trường hợp 1: Bên chuyển nhượng, tặng cho không đủ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
– Trong thời hạn sử dụng đất;
Như vậy, nếu bên chuyển nhượng (bên bán), tặng cho mà thiếu một trong những điều kiện trên thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó bao gồm cả đất trồng lúa.
Trường hợp 2: Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quá hạn mức
Theo khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024:
Cụ thể, hạn mức giao đất trồng cây hằng năm (bao gồm đất trồng lúa) được quy định tại khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai như sau:
– Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai sau đây:
– Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
– Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
– Vốn đầu tư;
– Thời hạn sử dụng đất;
– Tiến độ sử dụng đất.
Trên đây là những trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 0938.123.657 để được hỗ trợ.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, có 02 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa người dân cần lưu ý.
Sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa là việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thì bên chuyển nhượng (bên bán) phải có đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho. Đồng thời, bên nhận chuyển nhượng cũng phải thuộc trường hợp được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, có 02 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa:
Trường hợp 1: Bên chuyển nhượng, tặng cho không đủ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
– Trong thời hạn sử dụng đất;
Như vậy, nếu bên chuyển nhượng (bên bán), tặng cho mà thiếu một trong những điều kiện trên thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó bao gồm cả đất trồng lúa.
Trường hợp 2: Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quá hạn mức
Theo khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024:
Cụ thể, hạn mức giao đất trồng cây hằng năm (bao gồm đất trồng lúa) được quy định tại khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai như sau:
– Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai sau đây:
– Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
– Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
– Vốn đầu tư;
– Thời hạn sử dụng đất;
– Tiến độ sử dụng đất.
Trên đây là những trường hợp không được sang tên Sổ đỏ đất trồng lúa. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 0938.123.657 để được hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luatvietnam