Hướng dẫn lập hóa đơn khi bị trả lại hàng hóa trong doanh nghiệp tư nhân
(Tanthueviet.com) – Hướng dẫn lập hóa đơn khi bị trả lại hàng hóa trong doanh nghiệp tư nhân
Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0938.123.657. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm:
I. Trường hợp người mua là đối tượng có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng
Thông thường, khi bán hàng, doanh nghiệp là bên bán đã xuất hóa đơn giao cho bên mua.
Do đó, khi muốn trả lại hàng, bên mua sẽ xuất hóa đơn cho số hàng được trả lại (có thể trả lại một phần hoặc trả lại tất cả số hàng đã mua) để trả lại hàng cho bên bán.
Trên hóa đơn phải ghi rõ: “hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)”.
Hướng dẫn cách lập hóa đơn khi bị trả lại hàng hóa (Ảnh minh họa)
II. Trường hợp người mua là cá nhân không có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng hóa
1. Đối với trường hợp khách hàng trả lại toàn bộ hàng hóa
Khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập Biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
2. Đối với trường hợp khách hàng trả lại một phần hàng hóa
Sau khi lập biên bản thu hồi hóa đơn như trên và nhận số hàng bị trả lại, bên bán phải lập hóa đơn mới cho hàng hóa thực tế bên mua chấp nhận theo quy định.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã kê khai thuế của hóa đơn đầu ra, sau đó, người mua trả lại một phần hay toàn bộ hàng và hóa đơn GTGT thì hai bên thực hiện biên bản thu hồi các liên hóa đơn của hàng hóa bị trả lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do trả lại hàng hóa và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luatvietnam