Đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh?

Đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh?

Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0938.123.657. Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm. 

Bạn có thể đăng tin rao vặt, tin pr miễn phí trên hệ thống của chúng tôi. Chấp nhận tất cả các nội dung quảng cáo ngoài trừ các nội dung như: lừa đảo, cờ bạc, mại dâm, vi phạm pháp luật, phản động sẽ không được duyệt. Bạn đăng tin trên hệ thống là chấp nhận quy định của chúng tôi và hoàn toàn chịu trách nhiệm với pháp luật về thông tin của mình đã đăng. Chúng tôi miễn nhiệm trách nhiệm các nội dung mà người dùng đăng. Sẵn sàng cung cấp thông tin có kê khai trên website cho cơ quan điều tra nếu có yêu cầu. Xin công báo!

Sàn rao vặt, guestpost đa chủ đề www.taphoathongtin.com

Để tránh những tranh chấp có thể xảy ra, thông thường các bên sẽ thực hiện thủ tục ký giáp ranh. Vậy đối với đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 
Mục lục

1. Đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh?

Đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh? (Ảnh minh họa)

Hiện nay, trong các bước cấp Sổ đỏ lần đầu thì ký giáp ranh không phải thủ tục riêng khi thực hiện giải quyết thủ tục hay giấy tờ khi cấp Sổ. Hiện cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định rằng chỉ vì hàng xóm không kýgiáp ranh mà người sử dụng đất không được cấp Sổ đỏ lần đầu. 

Tuy nhiên, nhiều địa phương khi cấp Sổ lần đầu vẫn yêu cầu các bên cần ký giáp ranh vì ký giáp ranh chính là cách dễ dàng và phổ biến nhất nhằm xác định việc có hay không tranh chấp giữa người sử dụng đất và người sử dụng đất liền kề hay không.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, các trường hợp bị từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

– Không nộp đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

– Hồ sơ không đầy đủ, không đảm bảo tính thống nhất giữa các giấy tờ hoặc kê khai nội dung không đầy đủ theo quy định.

– Có văn bản của cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền tố tụng yêu cầu tạm dừng/dừng việc cấp Sổ với người thuộc đối tượng phải thi hành án theo quy định.

– Nhận được thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án.

– Nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp, huyện, tỉnh hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất.

– Nhận được văn bản của Tòa về việc đã thụ lý đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất.

– Nhận được văn bản của Trọng tài Thương mại Việt Nam về việc thụ lý đơn giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến thửa đất.

– Nhận được văn bản yêu cầu dừng các thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền.

– Trường hợp nhà đất đang bị thế chấp nhưng vẫn thực hiện chuyển nhượng, tặng cho dù Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không nhận được bất kỳ văn bản nào của bên nhận thế chấp đồng ý cho bên thế chấp được quyền chuyển nhượng, tặng cho.

– Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp và đã đăng ký thế chấp dự án tại Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng đất, tài sản gắn liền với đất mà chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản thế chấp là tài sản đã chuyển nhượng, đã bán.

(Trừ trường hợp bên nhận thế chấp và bên mua có thỏa thuận về việc tiếp tục dùng tài sản này làm tài sản thế chấp và thực hiện đăng ký thay đổi bên bảo đảm theo quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm)

Có thể thấy, không hề có quy định về việc hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lần đầu bị từ chối là do hàng xóm không ký giáp ranh hay có tranh chấp đất đai trên thực tế.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được từ chối tiếp nhận trong trường hợp nhận được văn bản đề nghị giải quyết quyết tranh chấp đất đai có cơ sở chứng minh đất đang có tranh chấp.

Như vậy: Trường hợp nếu nhà hàng xóm không chịu ký giáp ranh mà không có văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp thì người sử dụng đất vẫn có quyền được cấp Giấy chứng nhận như bình thường.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không giải quyết vì hàng xóm không ký giáp ranh, người nộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời về việc tại sao lại từ chối hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận.

2. Cách xác định ranh giới thửa đất giáp ranh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới thửa đất được quy định như sau:

+ Người nộp hồ sơ xuất trình các giấy tờ liên quan tới thửa đất (có thể cung cấp bản sao không cần công chứng, chứng thực)

+ Cán bộ tiến hành đo đạc phối hợp với người dẫn đạc cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành phối hợp xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.

+ Cán bộ tiến hành lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất nhằm làm căn cứ để đo đạc ranh giới. Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo:

  • Kết quả cấp Giấy chứng nhận.

  • Bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành.

  • Kết quả giải quyết tranh chấp đất của cơ quan có thẩm quyền.

  • Quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền liên quan tới ranh giới thửa đất.

Lưu ý:

Trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất để giải quyết.

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh, phải làm sao? (Ảnh minh họa)

3. Hàng xóm không chịu ký giáp ranh phải xử lý thế nào?

Mặc dù không có quy định bắt buộc về việc để được cấp Sổ đỏ lần đầu bắt buộc phải ký giáp ranh, tuy nhiên ký giáp ranh là cách dễ nhất để xác định được đất hiện đang có tranh chấp hay không với người sử dụng đất liền kề.

Có 04 cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh gồm:

Cách 1: Vẫn nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định: Như đã trình bày ở trên, cơ quan có thẩm quyền không được quyền từ chối đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu nếu không thuộc một trong những trường hợp bị từ chối cấp Sổ đỏ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Cách 2: Đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải có trả lời bằng văn bản từ chối việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

Theo Điều 11 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các thửa đất thường đều được đã địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu hồ sơ địa chính sẵn để quản lý ngay cả khi mảnh đất ấy chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Vì vậy, nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì người nộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan giải quyết hồ sơ trả lời bằng văn bản về việc tại sao lại từ chối hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận.

Cách 3: Đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải

Khi xảy ra tình trạng hàng xóm cố tình không chịu ký giáp ranh do tranh chấp đất đai, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận có thể thực hiện hòa giải bằng 02 cách:

– Tự thực hiện hòa giải với người sử dụng đất liền kề đang không muốn thực hiện ký giáp ranh.

– Thông qua hòa giải viên.

– Gửi đơn đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thực hiện hòa giải.

Lưu ý: Nếu hàng xóm chỉ nói “Tôi đang có tranh chấp với hàng xóm nên không ký giáp ranh” mà không có đơn đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thực hiện tổ chức hòa giải thì đây được xác định là tranh chấp thực tế, không phải căn cứ để dừng việc thực hiện cấp Sổ lần đầu theo quy định.

Cách 4: Khởi kiện nếu hàng xóm cố tình cản trở việc cấp Sổ đỏ, không chịu ký giáp ranh.

Trường hợp hàng xóm nhất định không ký hồ sơ giáp ranh thì người nộp hồ sơ có thể chuyển bản mô tả ranh giới, mốc giới đất đã được lập cho UBND xã, phường để xác nhận vắng mặt.

Trong thời hạn này, nếu hàng xóm vẫn không có văn bản xác nhận đất đang có tranh chấp để gửi cho UBND xã, phường thì thửa đất được xác định là không tranh chấp và có thể cấp Sổ đỏ.

Nếu các bên giáp ranh không nộp được tài liệu chứng minh đất có tranh chấp nhưng vẫn cố tình cản trở không ký hồ sơ giáp ranh thì người nộp hồ sơ có thể tiến hành khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ.

Theo đó, Tòa án sẽ là cơ quan xác định ranh giới thửa đất và giải quyết yêu cầu khởi kiện. Nếu Tòa án đã xác định xong ranh giới 02 bên và đất có đủ điều kiện được cấp Sổ thì người dân hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu theo bản án bình thường.

Trên đây là giải đáp của Luật Việt Nam về đất cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh? Quy định tại bài viết là những quy định chung nên không thể giải quyết được hết những trường hợp phát sinh trên thực tế.

Mời bạn đọc tham gia Group zalo của LuatVietnam để được tư vấn, thảo luận các vấn đề về Đất đai.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0938.123.657 để được hỗ trợ.

Nếu bạn cần đóng góp nội dung cho bài viết này xin gửi email về cho chúng tôi qua email tranvuong.vachngan@gmail.com. Hãy đóng góp cho cộng đồng kiến thức hữu ích, cộng đồng sẽ yêu thương và mua lại sản phẩm dịch vụ của bạn! 

Chúc bạn thành công! 

Nguồn: Luatvietnam

Rate this post
Trần Hương
Trần Hương
Bài viết: 61

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hỗ trợ kê khai thuế - báo cáo thuế, xin giấy phép kinh doanh công ty hay hộ kinh doanh ( thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, giải thể) Liên hệ 0938.123.657
Thủ tục thành lập công ty 2025
Thủ tục thành lập công ty 2025
Mở công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phí dịch vụ thấp, hỗ trợ tận tâm chuyên nghiệp - 0938.123.657
HotlineChat trên zaloChat với telegramChat với Facebook MessengerChưa nhậpChưa nhậpChưa nhậpChưa nhậpChưa nhậpChưa nhập